Post Top Ad

2014/08/26

Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.

Theo Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “…Trong khi Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào điều chỉnh việc viết hoa, sách giáo khoa mới giải quyết vấn đề này theo hai loại: viết hoa theo quy tắc ngữ pháp và viết hoa tu từ…” 

Theo quy tắc ngữ pháp, trước hết, các chữ cái đứng đầu câu, đầu tên chương, bài, mục… đều phải viết hoa. Nhưng vấn đề còn bàn cãi là những chữ cái mở đầu các dòng thơ và mở đầu các dòng trong một phép liệt kê có nên viết hoa. Theo thông lệ, chữ cái mở đầu các dòng thơ đều được viết hoa. Tuy vậy, nhiều nhà thơ hiện nay không viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ, nhất là khi một dòng thơ phải nối với những dòng trước mới thành một câu trọn vẹn.
Cách trình bày trong một  khổ thơ có thể còn xuất phát từ dụng ý tạo hình. Những cách trình bày độc đáo như thế có thể được giữ nguyên trong sách giáo khoa (SGK) trung học. Nhưng trong SGK tiểu học thì việc không viết hoa các chữ cái mở đầu dòng thơ có thể gây thắc mắc cho học sinh nhỏ tuổi. SGK tiểu học đành phải chọn một trong hai giải pháp: hoặc viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ theo thông lệ, hoặc để dành những bài thơ có cách trình bày độc đáo như thế cho bậc học trên. 

Theo quy tắc ngữ pháp, mỗi khi xuống dòng, chữ cái đứng đầu dòng cần được viết hoa. Chiếu theo quy tắc chung này, những chữ cái đầu dòng cũng sẽ được SGK viết hoa. 

Cũng theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, các tên riêng (bao gồm danh từ riêng và cụm từ chỉ tên riêng) đều phải viết hoa. SGK mới viết tên riêng theo một quy tắc rất đơn giản: viết hoa tất cả các chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy.
Trong tên người, tên địa lý Việt Nam thì mỗi bộ phận cấu thành được quan niệm là một âm tiết (quan niệm như vậy cho đơn giản, dễ vận dụng). Do đó, SGK viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết tạo thành tên riêng, bất kể đó là tên địa lý hay tên người, tên thật hay tên thụy, tên tự, tên hiệu, bút danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn…
Trong tên người, tên địa lý nước ngoài, mỗi bộ phận cấu thành có thể gồm một hay nhiều âm tiết. Chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận này được viết hoa. Nếu bộ phận cấu thành gồm nhiều âm tiết thì các âm tiết ấy sẽ được phân cách bằng dấu gạch nối cho dễ đọc. Thí dụ: Mát-xcơ-va, La Ha-ba-na, An-phông-xơ Đô-đê…
Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức… thường là một cụm từ. Áp dụng quy tắc chung, SGK viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Thí dụ: Trường Tiểu học Kim Đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… 

Phức tạp nhất trong vấn đề viết hoa tên riêng là trường hợp danh từ chung được lấy làm tên riêng của người, vật, sự vật, thí dụ: Người, Hổ, Dế Mèn, Dê Trắng, Chổi Rơm… Có người không hiểu vì sao tên loài (nhất là tên con vật, đồ vật, cây cối) lại được viết hoa “trân trọng” như vậy. Ngược lại, có nhiều người nghĩ rằng hễ con vật, cây cối, đồ vật… được nhân hóa là phải viết hoa. Sự thật thì đây là chuyện viết hoa tên riêng, hoàn toàn không phải để thể hiện thái độ trân trọng, cũng không phải vì các vật ấy được nhân hóa. Trong đoạn trích dưới đây, tên các loài chim và loài cây không được viết hoa vì đó vẫn là tên loài, mặc dù chúng đã được nhân hóa bằng các từ vốn chỉ người hay hoạt động của người: SGK chỉ viết hoa tên các con vật, đồ vật, cây cối khi đấy là tên riêng, thậm chí trong cả những trường hợp hoàn toàn không có sự nhân hóa, thí dụ: Vện, Mướp, Cún Bông… Và một khi đã là tên riêng thì các tên này phải được viết hoa theo quy tắc viết tên riêng Việt Nam, tức là viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết. 

Chức vụ
Những chức vụ như chủ tịch, vua, hay tổng thống bình thường không viết hoa, nhưng nếu đặt trước một tên nhân vật cụ thể thì phải viết hoa chữ đầu, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ “Chủ tịch nước Trần Đức Lương” chứ không phải “chủ tịch nước Trần Đức Lương”. 

Các chức danh, học hàm, học vị viết hoa chữ cái đầu: VD: Tú tài, Tiến sỹ, Giáo sư, Kiến trúc sư, nhà Sử học, Kỹ sư, Luật gia, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trung tướng, Đaị tướng, Công tước, Hầu tước, Bá Tước, Tử tước, Nam tước, Hoàng Thái tử, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Công chúa, Vua,  Hoàng đế, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng bí thư…….. 

Tên tôn giáo, thần thánh, các dòng triết lý, học thuyết và những người đi theo. Thông thường viết hoa chữ đầu tiên cho tên tôn giáo, thần thánh, ví dụ: đạo Phật, đức Phật, Chúa, thánh Alla, v.v. Các dòng triết lý, học thuyết nên viết thường, ví dụ: chủ nghĩa cộng sản, trường phái nghệ thuật ấn tượng, v.v. ngoại trừ danh từ riêng, ví dụ đảng Cộng sản Trung Quốc hay các trường hợp ngoại lệ.
Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Cửu trù, Hồng phạm, Ma phương…..

Tên của 10 can và 12 chi, nếu can và chi đi cùng nhau ta viết hoa cả hai:
VD: Quý Mão, Đinh Mùi, Bính Dần…

Tám quẻ trong Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn,Đoài và 64 quẻ trong Kinh Dịch đều viết hoa. 

Tên ngày tháng
Tên ngày, tháng, mùa trong tiếng Việt không viết hoa, ngoại trừ trong các danh từ riêng. Ví dụ: thứ hai, tháng tám, mùa đông; nhưng “Cách mạng Tháng Tám”.


Tên động thực vật các loại
Tên các loài động thực vật nên viết thường, kể cả trong phân loại và danh pháp khoa học, ngoại trừ trong các danh từ riêng đặc biệt. Ví dụ: cá chép, voi, nước Triệu Voi. 


Tên các hành tinh
Tên các hành tinh thông thường viết hoa, ví dụ: sao Hỏa, Mộc Tinh. Tuy nhiên các từ như mặt trăng, mặt trời, trái đất sẽ viết thường ngoại trừ trong văn cảnh khoa học, ví dụ: “Mặt Trời là một định tinh”, và “trăng tròn vào đêm rằm”. 


Tên hướng và vùng
Tên hướng thông thường không viết hoa, ngoại trừ trong danh từ riêng và những trường hợp đặc biệt. Ví dụ: đông, tây, nhưng Bờ Tây, và Bến xe Miền Đông. Tên các vùng và miền thường viết hoa, trừ những trường hợp đặc biệt: miền Trung, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. 


Tên trường, viện
Tên các kiểu trường, viện (bệnh viện, đại học, học viện, v.v) thường không viết hoa ngoại trừ khi đi với danh từ riêng, ví dụ: “danh sách các bệnh viện” như “Viện Goethe”. 


Tên người viết hoa cả tên đệm và tên lót
VD: Sông Hồng, Sông Kim Ngưu, Núi Sưa, Đền Bạch Mã, Đình Kim Liên…
Đường phố khi đi kèm theo tên phố, tên của các châu lục.
VD: Đường Nguyễn Chí Thanh, Đường Bưởi, Phố Hàng Lược, Châu Âu, Châu Phi, Thế Giới, Quốc tế, Quốc gia…
Tương tự với tên làng, xã, tỉnh, huyện…
VD: Thành phố Hà Nội, Tỉnh Hà Nam, Thôn Mỹ Trọng, Huyện Thanh Trì…
Riêng trường hợp Thủ đô luôn luôn phải viết hoa.
VD: Thủ đô Hà Nội, các Thủ đô trên Thế Giới, Kinh đô, Kinh thành Thăng Long, triều Trần, triều Lý…
Các từ: Thế kỷ, Thiên niên kỷ, Tr.CN, S.CN… Riêng Thế kỷ phài dùng số La Mã.
Đằng sau dấu hai chấm luôn luôn viết hoa. 


Cuối cùng, cần nói đến trường hợp viết hoa theo quy tắc tu từ. Viết hoa tu từ là để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật nhất định
Tuy nhiên, viết hoa tu từ thường không theo quy định chặt chẽ, mà tùy ở người viết. Thí dụ, chữ vua có thể được viết hoa để tỏ ý tôn trọng đặc biệt, nhưng cũng có thể không viết hoa, nhất là khi chữ ấy chỉ “vua nói chung” như trong chú thích: Thuyền rồng: thuyền của vua, có chạm hình con rồng (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.125).
(Tài liệu tham khảo từ Internet)
8/26/2014 / by / 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Post Top Ad